Sản phẩm đã xem

Sản phẩm đã xem

0227.3847.847 CSKH ( 7H30 - 21H )

Tất tần tật các kinh nghiệm chọn mua Tivi, Tủ lạnh, Máy giặt cũ

04-09-2017, 7:20 pm

Bạn đang không đủ tiền để mua 1 sản phẩm điện tử mới và bạn đang rất cần đến nó, điều bạn nghĩ đến là mua sản phẩm cũ nhưng bạn lại không biết phải kiểm tra như thế nào để tránh tình trạng "Tiền mất tật mang", không sao, bài viết này của Ánh Chinh sẽ mách bạn 1 số mẹo nhỏ để bạn có thể chọn được những sản phẩm ưng ý.

1. Kinh nghiệm chọn mua tivi cũ

- Chọn mua tivi không bị biến dạng ở ngoại hình

Đầu tiên, hãy chắc chắn chiếc tivi cũ này không bị móp méo, màn hình không bị ố vàng và không bị thiếu ốc vít nào.

Nếu được, hãy nhờ ai đó rành về điện tử đi cùng và kiểm tra giúp có những chỗ nào rò điện gây nguy hiểm hay không trước khi quyết định mua tivi.

- Kiểm tra kỹ đèn hình, bo mạch và đuôi đèn trước khi mua tivi

Khi mua tivi cũ, bạn cần chắc chắn đuôi đèn chưa cũ và các phần bo mạch, đèn hình vẫn tốt. Với đuôi đèn, bạn thử bật tivi, nếu có tiếng rồi mà đợi một lúc (5, 10s) hình mới lên, lúc lên hơi nhòe, xem một lúc lại nét thì là đuôi đèn đã cũ.

Tiếp theo, bạn nên bật tắt nhiều lần để thử bo và đèn hình. Khi tivi chạy, bạn bấm Mute rồi ghé sát tai vào vỏ nhựa để nghe coi có tiếng nhiễu xì xào không, nếu có tiếng có thể là đèn hình có vấn đề.

- Kiểm tra remote

Bạn cần điều khiển các phím chức năng trên cả remote và tivi để xem chúng có hoạt động không, có bị đơ, cấn, khó bấm không hay có vấn đề gì khi sử dụng không.

Có những tính năng cơ bản bạn nên thử như chọn kênh, chỉnh lên xuống các kênh, chỉnh âm lượng, chuyển sang đầu đĩa hoặc HDMI, dò kênh, chỉnh màu, chỉnh độ sáng….

- Kiểm tra hình ảnh và âm thanh

Bạn nên cài đặt về chế độ mặc định để thử hình ảnh, âm thanh của chiếc tivi. Nếu vẫn cho màu sáng, màu sắc trung thực, âm thanh không rè, lúc to lúc nhỏ, bạn vẫn có thể mua tivi này và dùng thêm vài năm.

- Kiểm tra các kết nối

Trước khi mua tivi, hãy kiểm thử các đầu nối phía sau hay bên hông màn hình. Tùy loại tivi mà sẽ có các cổng kết nối khác nhau (AV in/out, HDMI, USB, anten.) hay thậm chí là cổng gắn tai nghe nếu có cũng cần thử dùng để tránh tình trạng đã bị “liệt”.

Bạn nên tìm hiểu loại tivi muốn mua trước tại các website để biết các cổng kết nối mà tivi có, từ đó sẽ kiểm tra dễ dàng hơn.

2. Kinh nghiệm chọn mua tủ lạnh cũ

- Kiểm tra vỏ ngoài

Trước tiên, bạn nên kiểm tra xem vỏ ngoài tủ có bị bóp méo hay biến dạng không. Nên tránh chọn tủ mà lớp vỏ ngoài đã xuất hiện vết nứt, vết cáu bẩn, trầy xước nhiều vì có thể tủ đã bị va chạm mạnh, thiết bị sẽ bị rò rỉ điện.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng bút thử điện chạm vào bề mặt ngoài của vỏ tủ xem có bị rò điện không.

- Kiểm tra cánh cửa tủ

Cửa tủ lạnh không khít, không đóng chặt được, miếng gioăng cao su bong ra hoặc có dấu hiệu bị rão thì khi đó khí lạnh thoát ra sẽ khiến thực phẩm bị hư hỏng và gây tốn điện. 

Nên chọn tủ có cánh cửa chắc chắn, đóng vào có cảm giác khít chặt, mở ra hơi nặng tay, có nghĩa tủ đó đang còn khá mới, chưa được sử dụng nhiều.

- Kiểm tra dây dẫn

Tủ lạnh thường được đặt ở góc bếp, vì vậy, sau một thời gian sử dụng có thể bị chuột cắn, cũ, hao mòn… Khi đó, dây dẫn hay bị gãy, đứt mà người dùng vẫn không hề hay biết. Vì vậy, khi mua tủ lạnh cũ giá rẻ bạn nên kiểm tra kỹ dây dẫn xem còn nguyên vẹn không.

- Kiểm tra bóng đèn phát sáng bên trong tủ

Nếu bạn mở cửa mà bóng đèn không sáng thì có thể do kẹt công tắc hoặc nếu công tắc vẫn ổn thì có nghĩa là bóng đèn đã bị cháy.

Đồng thời, bạn đừng quên kiểm tra khi đóng cửa tủ, bằng cách đặt một chiếc điện thoại có chức năng chụp ảnh hẹn giờ và không bật flash vào và chụp lại bên trong, xem khi tủ đóng đèn có tắt không, nếu đèn vẫn sáng có nghĩa công tắc đèn đang có vấn đề rồi đó.

- Kiểm tra lưới tản nhiệt (phía sau tủ)

Khi lưới tản nhiệt tích nhiều bụi thì sẽ làm tủ lạnh tiêu hao nhiều điện năng hơn để làm lạnh, dẫn đến hóa đơn tiền điện tăng cao (hoặc tủ hoạt động nhưng khả năng làm lạnh kém). Dó đó, nên chọn tủ có lưới tản nhiệt sạch sẽ, điều này cũng chứng tỏ máy còn khá mới, chưa sử dụng nhiều.

- Kiểm tra bên trong tủ

- Lớp vỏ bên trong tủ phải còn sáng bóng, không có vết nứt, trầy xước.

- Các ngăn kệ trong tủ khi kéo ra/vào có khớp hay không, có dễ hoạt động không.

- Đối với các kệ, bạn nên kiểm tra xem chúng có vết nứt hay không, nếu có vết nứt thì khi chứa thực phẩm nặng có thể làm kệ bị gãy.

- Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra thử xem điều kiện hoạt động của nút điều chỉnh nhiệt độ, nếu điều chỉnh nhiệt độ bị lờn hoặc không cảm thấy chắc tay thì bạn không nên chọn nó

3. Kinh nghiệm chọn mua máy giặt cũ

Khi mua máy giặt cũ cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:

- Kiểm tra ống xả nước

Nếu ống xả nước bị nghẹt, bóp méo hay biến dạng, nước sẽ không xả được hoặc thời gian xả nước sẽ rất lâu. Vì vậy, bạn cần kiểm tra kỹ ống xả hoặc mua kèm ống xả mới nếu cần.

- Gỉ sét bên trong lồng giặt

- Dùng tay sờ nhẹ và quan sát bên trong lồng giặt để kiểm tra xem có bị gỉ bên trong hay không.

- Việc này thường xảy ra do quần áo ướt bị bỏ lại qua đêm hoặc các khoá, nút kim loại làm tước vải, tích trữ qua một thời gian.

- Những gỉ này sẽ dính vào làm ố quần áo khi giặt, do đó bạn cần tránh những sản phẩm như thế này nhé!

- Kiểm tra mâm giặt

Tán mâm có thể bị mòn hoặc bị lỏng dẫn đến lồng giặt sẽ không quay, quay nhưng chậm hoặc rung lắc mạnh. Lúc này máy giặt hay phát ra tiếng kêu to, ồn, quần áo giặt không sạch.  

- Kiểm tra lồng giặt và cửa máy giặt

Đừng quên thử mồi quay lồng giặt bằng tay, nếu lồng giặt lỏng lẻo, không đảo chắc chắn như khi giặt bình thường hay có tiếng động lớn thì bạn cần cân nhắc lại.

Bên cạnh đó, cửa máy giặt cũng là một nơi bạn cần lưu ý, bạn phải chắc chắn rằng chiếc máy giặt mà mình định mua sẽ luôn luôn được đóng kín cửa khi hoạt động để tránh gây ra các tai nạn bất ngờ.

Và một điều vô cùng quan trọng nữa, nếu cửa máy giặt không được đóng kín sẽ đồng nghĩa với việc máy giặt sẽ không bao giờ hoạt động được.

- Kiểm tra van cấp nước

Nếu van cấp nước quá cũ, không được vệ sinh hay bị hư, thời gian giặt sẽ rất lâu do tỷ lệ cấp nước quá thấp (dưới 15l/phút). Van cấp nước bị kẹt làm cho van không khóa nước được, dẫn đến máy giặt cấp nước liên tục không ngừng trong quá trình giặt.

- Kiểm tra bảng điều khiển

Hãy xem các nút bảng điều khiển có bị lờn, không còn hoạt động được hay không. Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra kết nối giữa mô tơ và bảng điều khiển còn tốt hay không.

Nếu bảng điều khiển còn hoạt động tốt nhưng chỉ bị trầy sơn nhẹ thì bạn vẫn có thể chấp nhận được vì nó cũng không tác động gì lớn đến quá trình hoạt động của máy giặt.

- Kiểm tra ngăn chứa bột giặt, nước xả

Bạn cần kiểm tra lại ngăn chứa bột giặt và nước xả xem ở những ngăn đó có còn bám cặn bột giặt hay không? Bên cạnh đó, bạn cũng phải chắc chắn rằng ngăn nước xả cũng như bột giặt không hề bị nghẽn vì nếu không quần áo sau khi giặt sẽ không thể nào sạch được.

- Kiểm tra các kết nối điện

Đừng quên đem theo một chiếc bút thử điện để kiểm tra máy giặt có bị rò điện, các dây dẫn không bị chuột cắn hay hở mạch hay không…

Bài viết khác

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

avatar
Đánh giá:

Sản phẩm đã xem